Tố tụng hình sự (ĐH Luật Hà Nội)

KIẾN THỨC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ:

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương I – Khái quát về luật Tố tụng hình sự Việt Nam (07)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Khái niệm tố tụng hình sự và luật tố tụng hình sự?
    2. Phân tích mối liên quan giữa các giai đoạn tố tụng hình sự với nhau?
    3. Tại sao nói luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
    4. Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng hình sự? Cho ví dụ.
    5. Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự?

Chương II – Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (39)

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự?

2. Phân tích các nguyên tắc: 

      • Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; 
      • Nguyên tắc suy đoán vô tội; 
      • Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; 
      • Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; 
      • Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia; 
      • Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chương III – Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (93)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Nguyên tắc hoạt động của toà án có gì khác so với nguyên tắc hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát?
    2. Tại sao một số cơ quan không phải cơ quan điều tra nhưng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra?
    3. Tại sao phải thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng?
    4. Tại sao thẩm phán, hội thẩm ở trong cùng một hội đồng xét xử và là người thân thích của nhau thì phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi?

Chương IV – Người tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự  (133)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân biệt khái niệm người bị buộc tội với khái niệm chủ thể của tội phạm.
    2. Phân biệt khái niệm bị hại với khái niệm nguyên đơn dân sự.
    3. Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến.
    4. So sánh địa vị pháp lí của người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của bị hại, đương sự?
    5. Tại sao người đã tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa lại không được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó?

Chương V – Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự (183)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân biệt chứng cứ và nguồn của chứng cứ. Cho ví dụ.
    2. Phân tích những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.
    3. Tại sao không được sử dụng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội họ?
    4. Phân biệt chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp; chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội; chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại.
    5. Phân tích quá trình chứng minh.

Chương VI – Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế khác (227)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân tích căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
    2. Tại sao luật quy định không chỉ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn?
    3. Tại sao lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không cần có sự phê chuẩn trước của viện kiểm sát?
    4. Tại sao toà án không có quyền ra quyết định bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp?
    5. Tại sao luật quy định tạm giam không áp dụng với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi trừ một số trường hợp nhất định?
    6. Phân biệt biện pháp ngăn chặn với biện pháp cưỡng chế khác.

PHẦN THỨ HAI

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 271

Chương VII: Khởi tố vụ án hình sự (271)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Tại sao ngoài cơ quan tiến hành tố tụng, pháp luật còn quy định một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?
    2. Việc xác định dấu hiệu của tội phạm dựa trên những căn cứ nào?
    3. Tại sao Bộ luật tố tụng hình sự quy định toà án chỉ được khởi tố trong trường hợp tại phiên toà xét xử, hội đồng xét xử phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm?
    4. Tại sao đối với những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS, BLTTHS quy định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ?

Chương VIII: Điều tra vụ án hình sự (305)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân tích quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra.
    2. Tại sao khi tiến hành hoạt động điều tra như khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra bắt buộc phải có người chứng kiến?
    3. Tại sao khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?
    4. Tại sao không được hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản?
    5. Phân tích quy định của pháp luật về căn cứ và thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra.

Chương IX: Truy tố (365)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân tích các căn cứ ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố.
    2. Phân tích các căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố.
    3. Phân tích căn cứ và hình thức quyết định truy tố bị can trước toà án để xét xử của viện kiểm sát.

Chương X: Xét xử sơ thẩm  (391)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân tích các loại thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án.
    2. Phân tích các quyết định của toà án trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
    3. Phân tích những quy định chung về xét xử vụ án hình sự
    4. Phân tích giới hạn của việc xét xử.
    5. Tại sao trong các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa quy định tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS nếu người bào chữa vắng mặt thì toà án phải hoãn phiên toà?
    6. Phân tích trình tự phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Chương XI: Xét xử phúc thẩm (469)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Những chủ thể nào có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm? Hình thức và phạm vi kháng cáo?
    2. Tại sao luật quy định quyền kháng nghị cho hai cấp kiểm sát khác nhau?
    3. Phân tích thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm.
    4. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết thế nào nếu chỉ có kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi cho bị cáo nhưng xét thấy bản án sơ thẩm xử quá nhẹ, cần tăng nặng hình phạt đối với bị cáo?
    5. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết thế nào nếu người kháng cáo rút kháng cáo tại phiên toà phúc thẩm?

Chương XII: Thi hành bản án, quyết định của Tòa án (503)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Những bản án, quyết định nào của toà án được đưa ra thi hành?
    2. Phân tích quy định của BLTTHS về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án.
    3. Phân tích quy định của BLTTHS về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành.
    4. Phân tích quy định của BLTTHS về thẩm quyền và thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện.
    5. Phân tích quy định của BLTTHS về thẩm quyền và thủ tục xoá án tích.

Chương XIII: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật (531)

Câu hỏi ôn tập:

    1. Phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm.
    2. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm.
    3. Tại sao chỉ có viện kiểm sát mới có quyền kháng nghị tái thẩm?
    4. Tại sao hội đồng tái thẩm không có quyền sửa bản án đã có hiệu lực pháp luật?

VIDEO :
(đang cập nhật)
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN :
  1. Hình sự (Xem danh mục văn bản)
  2. Tố tụng hình sự (Xem danh mục văn bản)
  3. Thi hành án hình sự (Xem danh mục văn bản)
  4. Thi hành tạm giữ, tạm giam (Xem danh mục văn bản)
  5. Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (Xem danh mục văn bản)
  6. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Xem danh mục văn bản)
  7. Tổ chức Chính phủ (Xem danh mục văn bản)
  8. Tổ chức Quốc hội (Xem danh mục văn bản)
  9. Tổ chức Tòa án nhân dân(Xem danh mục văn bản)
  10. Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Xem danh mục văn bản)
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét