KIẾN THỨC PHÁP LUẬT :
(đang cập nhật) TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP TÌM HIỂU
LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
2017, người yêu cầu bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người
thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp
nào sau đây? A. Khi chưa có văn bản làm căn cứ
yêu cầu bồi thường. B. Sau khi có văn bản làm căn cứ yêu
cầu bồi thường. C. Yêu cầu bồi thường đó đã được các
cơ quan giải quyết bồi thường khác thụ lý, giải quyết. D. Yêu cầu bồi thường đó đã được Tòa
án thụ lý, giải quyết trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. Đáp án: B. Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcKhoản 4 quy định:
Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi
thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình
sự, tố tụng hành chính tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản
lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi
hành án dân sự theo quy định của Luật này. Tìm hiểu luật bồi thường nhà nước Tìm hiểu luật bồi thường nhà nước Câu hỏi 2: Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nào sau đây
giải quyết bồi thường? A. Cơ quan trực tiếp quản lý người
thi hành công vụ hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước
theo quy định của pháp luật. B. Cơ quan cấp trên của cơ quan trực
tiếp quản lý người thi hành công vụ. C. Cơ quan quản lý nhà nước về công
tác bồi thường nhà nước. D. Các cơ quan nhà nước. Đáp án: A Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Khoản 7 quy định: Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản
lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ
án theo quy định của pháp luật về tố tụng. Câu hỏi 3: Thời hiệu yêu cầu bồi thường là bao lâu kể từ ngày người
có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước 2017 nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường? A. 01 năm. B. 02 năm C. 03 năm D. 05 năm. Đáp án C Căn cứ: Khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Điều 6. Thời hiệu yêu cầu bồi thường 1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu
bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản
làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của
Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự. 2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính. Câu hỏi 4: Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
2017, trường hợp nào sau đây thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước
trong hoạt động quản lý hành chính? A. Áp dụng biện pháp buộc thu hồi sản
phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng trái pháp luật. B. Áp dụng biện pháp buộc thực hiện
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trái pháp
luật. C. Áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy
hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi
trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại trái pháp luật. D. Áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏi
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,
phương tiện trái pháp luật. Đáp án A Căn cứ: Khoản 3 Điều 17 Điều 17. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản
lý hành chính 3. Áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính sau
đây trái pháp luật: a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây
dựng không đúng với giấy phép; b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện
kinh doanh, vật phẩm; c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; Câu hỏi 5: Nhà nước bồi thường những
thiệt hại nào sau đây? A. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm,
thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại về vật chất do
người bị thiệt hại chết; Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm; Thiệt hại
về tinh thần; Các chi phí khác được bồi thường. B. Thiệt hại trong trường hợp vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng. C. Thiệt hại do công trình đang xây
dựng do Nhà nước làm chủ đầu tư. D. Thiệt hại do công tác quản lý nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước Đáp án: A Căn cứ: Từ Điều 23 đến Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Câu hỏi 6: Theo quy định của Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, đối tượng nào sau đây được phục hồi
danh dự? Những thiệt hại nào nhà nước sẽ bồi thường Những thiệt hại nào nhà nước sẽ bồi thường A. Người bị thiệt hại trong hoạt động
tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người
bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật. B. Người bị thiệt hại trong hoạt động
tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. C. Người bị thiệt hại trong hoạt động
thi hành án dân sự. D. Người bị thiệt hại trong hoạt động
thi hành án hình sự. Đáp án: A Căn cứ: Khoản 1 Điều 31 Điều 31. Phục hồi danh dự 1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ
luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự. 2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách
nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực
hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này. Câu hỏi 7: Bà Nguyễn Thị H là
công chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện B bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc
thôi việc với lý do sinh con thứ 3. Bà H đã có khiếu nại về tính trái pháp luật
của quyết định xử lý kỷ luật nêu trên và cơ quan có thẩm quyền đã ban hành Quyết
định giải quyết khiếu nại trong đó chấp nhận nội dung khiếu nại của bà Nguyễn
Thị H. Căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại, Bà Nguyễn Thị H đã yêu cầu Ủy
ban nhân dân huyện B giải quyết bồi thường do ra quyết định xử lý kỷ luật buộc
thôi việc trái pháp luật. Vậy trong trường hợp này, yêu cầu bồi thường của bà
Nguyễn Thị H thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực
nào? A. Thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính. B. Thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự. C. Thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trong hoạt động tố tụng. D. Thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự. Đáp án A Căn cứ: Khoản 14 Điều 17 Điều 17. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản
lý hành chính 14. Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công
chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. Câu hỏi 8: Ông V bị Viện kiểm sát
nhân dân huyện C khởi tố vụ án về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và Tòa án
nhân dân huyện C đã ra bản án hình sự sơ thẩm tuyên phạt 03 năm tù về hành vi lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản. Ông V đã kháng cáo bản án nêu trên lên Tòa án nhân dân
tỉnh H. Tòa án nhân dân tỉnh H đã ra bản án hình sự phúc thẩm với nội dung hủy
bản án sơ thẩm, tuyên Ông V không có tội và đình chỉ vụ án vì hành vi của ông V
không cấu thành Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Căn cứ bản án hình sự phúc thẩm
của Tòa án nhân dân tỉnh H, ông V đã có yêu cầu bồi thường nhưng chưa biết gửi
đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường đối với trường hợp
của ông. Vậy trong trường hợp này, cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu bồi thường đối với yêu cầu bồi thường của Ông V? A. Tòa án nhân dân tỉnh H. B. Tòa án nhân dân huyện C. C. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H. D. Viện kiểm sát nhân dân huyện C. Đáp án B Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 36 Điều 36. Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự 1. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp
sau đây: a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản
án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm
tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; Câu hỏi 9: Bà Q là người mua
trúng tài sản được bán đấu giá (căn nhà 150 m2) đã nộp đủ số tiền mua theo đúng
quy định của pháp luật. Nhưng do không nhận được tài sản trúng đấu giá, bà Q có
đơn khiếu nại đối với việc không được nhận tài sản do sai phạm của cơ quan thi
hành án trong quá trình cưỡng chế kê biên. Ngày 17/4/2018, Cục THADS tỉnh A ra
Quyết định giải quyết khiếu nại số m/QĐ-GQKNTHA với nội dung chấp nhận khiếu nại
của bà Q, khẳng định việc cơ quan thi hành án không giao được căn nhà cho bà Q
là không đúng quy định của pháp luật và gây phát sinh thiệt hại đối với bà Q.
Trên cơ sở đó bà Q muốn yêu cầu bồi thường nhưng không biết thủ tục yêu cầu bồi
thường được thực hiện như thế nào? Vậy trong trường hợp này, theo quy định của
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bà Q có thể yêu cầu cơ quan nào hỗ trợ
để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường? A. Cục Thi hành án dân sự tỉnh A. B. Tổng Cục thi hành án dân sự. C. Các cơ quan nhà nước khác. D. Cơ quan quản lý nhà nước về công
tác bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh A). Đáp án:Điểm đ Khoản 2 Điều 73 Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước 2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về công tác bồi thường nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
đ) Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường; |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét