Ý nghĩa của việc quy định các biện pháp tư pháp trong luật hình sự?

 -Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Sửa đổi, bổ sung năm 2017, biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, nó là biện pháp cưỡng chế do Bộ luật Hình sự quy định, được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với 04 đối tượng :

  • Người phạm tội ,
  • Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mất năng lực trách nhiệm hình sự,
  • Pháp nhân thương mại phạm tội,
  • Người phạm tội dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 96.

-Biện pháp tư pháp có tính ít nghiêm khắc hơn hình phạt. Việc quy định và áp dụng các biện pháp tư pháp nhằm mục đích giáo dục hoặc để loại bỏ điều kiện phạm tội, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các biện pháp tư pháp không được quy định cho từng loại tội phạm cụ thể như hình phạt mà nó có thể được áp dụng đồng bộ với hình phạt hoặc áp dụng cùng hình phạt bổ sung, nhưng cũng có thể áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào hình phạt. Người hoặc pháp nhân bị kết án có thể phải chịu một hoặc nhiều các biện pháp tư pháp khác nhau nhưng phải theo đúng thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Ý nghĩa của việc quy định các biện pháp tư pháp trong luật hình sự

  • Thứ nhất, biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt và trong nhiều trường hợp còn có thể thay thế hình phạt để giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội và phòng ngừa tội phạm;
  • Thứ hai, đối với những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, hoặc người trước khi bị kết án hoặc trong khi chấp hành hình phạt mà mất năng lực đó do mắc bệnh thì việc áp dụng biện pháp tư pháp như bắt buộc chữa bệnh có vai trò điều trị cho người bị áp dụng, tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập xã hội của họ. Như vậy, biện pháp tư pháp không chỉ mang tính nhân đạo mà còn là biện pháp phòng ngừa hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
  • Thứ ba, việc quy định song song hai hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự (hình phạt và biện pháp tư pháp) trong luật hình sự Việt Nam còn thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách triệt để, qua đó chỉ rõ, hình phạt không phải là phương tiện duy nhất trong phòng, chống tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải biết vận dụng, áp dụng đồng bộ cả hai biện pháp này thì khả năng phòng ngừa tội phạm mới có hiệu quả.
_Xem trang chủ>>>>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét