6. Về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự xác định như sau : - Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi phạm tội. Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, tính tình, cá tính của mỗi bên, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.
- Trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại bị hại có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng thì cũng được coi là phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.
Ví dụ: hai anh em rể ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo, vu khống, nhục mạ người em nên người anh bị em giết.
Trường hợp người dùng chất kích thích mạnh khác mà có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng mà người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh.
- 2 Điểm b, mục 1, chương 2 Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Luật
gia Vlog NGUYỄN KIỆT tổng hợp và phân tích |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét